- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Tê bì chân tay là dấu hiệu biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh đái tháo đường
Tại sao người bệnh đái tháo đường hay bị ngứa ngáy, khó chịu?
7 bước để bảo vệ tim mạch khi bị đái tháo đường type 2
5 biện pháp tự nhiên giúp mẹ kiểm soát đái tháo đường thai kỳ
10 lời khuyên giúp người bệnh đái tháo đường tập thể thao an toàn
Hỏi: Tôi mới bị đái tháo đường, bác sỹ kê uống thuốc Vigorito 1 viên trước bữa ăn sáng. Có tháng đường huyết của tôi lên 9.6, có tháng lại hạ, vừa rồi đo là 6.2mmol/L và tôi vẫn đang uống thuốc. Vì tôi bị bệnh tăng huyết áp là chủ yếu, còn đái tháo đường chỉ là phụ nên không xét nghiệm tiểu đường chi tiết. Huyết áp 140/60 mmHg, ngày dùng 2 viên Cyplosart. Mấy hôm nay tôi bị tê bì bàn chân như có kiến bò, xin hỏi có phải biến chứng đái tháo đường hay không và tôi nên điều trị như thế nào? Xin cảm ơn bác sỹ.
Trả lời:
Chào bạn,
Hiện tại bạn cần lưu ý điều trị cả bệnh tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường, không thể coi bệnh nào là chính - bệnh nào là phụ. Bởi, bệnh đái tháo đường là tăng huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu huyết áp quá cao sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Nếu bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt thì sẽ cùng với bệnh tăng huyết áp làm tăng nguy cơ gặp biến cố tim mạch, cụ thể là xơ vữa mạch máu và nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến tàn phế và tử vong ở người bệnh đái tháo đường.
Biểu hiện tê bì bàn chân như có kiến bò mà bạn đang gặp phải rất có thể là biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh đái tháo đường. Có khoảng 50% số bệnh nhân đái tháo đường đã có biểu hiện biến chứng thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán.
Có thể bệnh tăng huyết áp là một phần lý do khiến đường huyết của bạn không ổn định, có lúc tăng lên rất cao, lại xuất hiện cả biến chứng. Mục tiêu điều trị của bạn cần:
1. Đưa mức huyết áp xuống dưới 130/80 mmHg (hoặc cao hơn, tùy theo tình trạng bệnh của bạn và tư vấn của bác sỹ trực tiếp điều trị)
2. Kiểm soát đường huyết xuống càng gần mức bình thường càng tốt (như chỉ số hiện tại của bạn 6,2mmol/L là khá ổn). Vì đường huyết không ổn định, bạn nên làn xét nghiệm HbA1c để xem đường huyết trong 3 tháng gần nhất có ổn không, từ đó bác sỹ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc (tăng/giảm) cho phù hợp.
3. Kiểm soát rối loạn mỡ máu: Nên làm xét nghiệm mỡ máu 3 – 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm rối loạn mỡ máu.
Ngoài ra, bên cạnh những lưu ý về chế độ ăn khi mắc bệnh đái tháo đường, bạn lưu ý ăn nhạt vì mình đã bị tăng huyết áp. Đồng thời, bạn cũng nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày tập thể dục các bài tập như đi bộ, đạp xe… Tập thể dục đều đặn được chứng minh là giúp ổn định đường huyết và huyết áp, rất có lợi cho người bệnh tim mạch và đái tháo đường.
Nếu áp dụng tốt các biện pháp ổn định đường huyết thì triệu chứng tê bì cũng sẽ được cải thiện. Bạn nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị chuyên biệt cho biến chứng đái tháo đường đường để phòng ngừa các biến chứng khác của bệnh.
Chúc bạn sức khỏe!
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị
Bình luận của bạn